"Chó mèo trả ơn bằng năng lượng tích cực"
Anh Nguyễn Quốc Bảo (35 tuổi,ữngngườihếtlòngcưumangchómèoMonghạnchếviệcănthịtchóđấu phá thương khung quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu) là người nhận chó mèo hoang về nuôi và huấn luyện bằng tiếng Anh. Trong căn nhà thuê trên đường Lê Hồng Phong (Q.10, TP.HCM), anh nuôi chó mèo ở lầu 1. Anh thân thương gọi chúng là bé. Chó mèo ở nhà anh đều được chích hai mũi vắc xin, xổ giun sán, ve, chích ngừa dại và tắm rửa thường xuyên.
Theo anh Bảo, động vật mang lại nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. Nhìn những con chó, con mèo, anh thấy thương nên dồn nhiều tâm huyết, thời gian chăm sóc.
"Tôi thường nghĩ đến câu nói "cứu vật, vật trả ơn". Những con chó không bao giờ hơn thua, ghét bỏ con người mà còn mang lại niềm vui. Cuộc sống có nhiều bận rộn, tôi xem chó mèo như người bạn. Dù có la mắng, nhắc nhở chúng chỉ im lặng, không lý lẽ, cạnh tranh. Tôi nghĩ đó cũng là một cách trả ơn bằng năng lượng tích cực", anh nói.
Cũng theo anh Bảo, người nuôi động vật và người không nuôi động vật thường có những suy nghĩ trái chiều. Những người không nuôi thường sợ chó mèo của người khác gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Vì vậy, người nuôi cũng phải biết cách dung hòa, nuôi một cách có ý thức.
"Tôi đã từng nghe những lời trách móc khi chẳng may chó đi bậy hay làm gì đó chưa đúng, tôi luôn xin lỗi và cố gắng không làm phiền người khác. Trong 6 năm, tôi nuôi 25 con chó nhưng không phải cùng một lúc vì cứ đến một thời điểm chó lại bỏ mình đi. Tôi không hiểu lý do tại sao và cũng không muốn điều đó xảy ra. Cảm giác tôi nuôi nấng, chăm sóc bỗng một ngày chúng rời đi thực sự rất đau lòng, đau không có từ gì có thể tả được", anh chia sẻ.
Quan điểm của anh Bảo là không nên ăn thịt chó. Những người ăn thịt chó vì họ thấy ngon và thích nhưng anh cho rằng điều này là không thân thiện với động vật. Con người nên xem chó như những người bạn và có trách nhiệm khi nuôi để biết giá trị của một con vật. Anh hi vọng, những người ăn thịt chó sẽ dần thay đổi suy nghĩ.
"Nhiều người cho rằng thịt chó có nhiều chất đạm, tôi nghĩ không nên lấy lý do tăng cường sức khỏe để ăn thịt chó. Tôi là người yêu động vật, tôi hi vọng mọi người ở TP.HCM và trên đất nước Việt Nam có tình thương với động vật nhiều hơn, hạn chế ăn thịt chó. Chó mèo là những loài động vật gần gũi, là người bạn động viên tinh thần rất lớn và tiếp thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn", anh bày tỏ.
"Giữa con người và động vật có sự kết nối"
Chị Vương Kim Loan (27 tuổi, thành viên dự án HavePaws) thuộc tổ chức HAVE - một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận từng thực hiện chiến dịch triệt sản chó mèo.
Chị cho biết, thời gian gần đây dự án thường đăng bài tìm chó thất lạc, tìm chủ mới cho chó. Chị hi vọng nhờ sự tương tác trên trang Facebook của dự án, nhiều người sớm tìm được chó bị lạc.
"Tôi nghĩ rằng nếu việc hỗ trợ đăng bài lên trang với 12.000 lượt theo dõi những chú chó sẽ dễ dàng tìm lại được chủ hoặc có chủ mới. Tôi muốn trong cộng đồng mọi người giúp đỡ lẫn nhau và quan trọng là để những chú chó có ngôi nhà ấm cúng", chị nói.
Chị có suy nghĩ giống anh Bảo về việc xem chó là những người bạn bé nhỏ nên cũng gọi bằng bé. Theo chị, chó rất thông minh, khôn khéo, biết yêu thương, giận hờn...
Chị Loan cũng có quan điểm không nên ăn thịt chó vì nhiều lý do. Thứ nhất, trong thời hiện đại, thịt chó không phải là món ăn cần thiết và chúng ta có nhiều lựa chọn về các loại thịt khác. Thứ hai, chị xem chó như người bạn đồng hành, có cảm xúc yêu thương và biết kết nối với con người. Thứ ba, chị không đồng tình với suy nghĩ ăn thịt chó để xả xui như nhiều người.
"Giờ không như ngày xưa. Các loại động vật nuôi để lấy thịt sẽ được nuôi công nghiệp, trong trang trại còn chó thường bị bắt, giết trộm và không có sự kiểm định về nguồn gốc. Hơn nữa, nhiều người nuôi chó thường dồn hết tình cảm và khi chó bị người khác giết thịt sẽ rất đau buồn. Việc ăn thịt chó xuất phát từ suy nghĩ của mỗi người nhưng tôi cũng mong mọi người sẽ thấy được sự kết nối giữa con người và con vật để hạn chế việc ăn thịt chó", chị Loan bày tỏ.